Nếu bạn là một người yêu thích nấu nướng thì thớt là vật dụng nhà bếp không thể thiếu đối với bạn. Tuy nhiên, với nhiều chất liệu thớt hiện có trên thị trường, bạn không biết nên dùng thớt loại nào tốt nhất cho việc nấu nướng cũng như trang trí thực phẩm. Vậy hãy cùng Đông Á Decor tìm hiểu nhanh ưu, nhược điểm các loại thớt nhà bếp có trên thị trường hiện nay ngay sau đây.
Thớt gỗ
Thớt gỗ là vật dụng đã quá quen thuộc với mỗi gia đình. Được làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên, thớt gỗ luôn là sự lựa chọn hàng đầu, phù hợp với mọi nhu cầu nấu nướng, trang trí thực phẩm.
Tuy nhiên, do được làm từ gỗ tự nhiên nên thớt gỗ thường dễ thấm hút nước từ quá trình chế biến thực phẩm. Nếu không được vệ sinh đúng cách, thớt gỗ dễ có mùi hôi, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển.
Ưu điểm:
- Thớt gỗ có nhiều loại chất liệu, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thái chặt, trang trí thực phẩm
- Được làm từ gỗ tự nhiên, thớt gỗ có tính đàn hồi cao, không làm hỏng lưỡi dao
- Chất liệu tự nhiên thân thiện với môi trường
Nhược điểm:
- Thớt gỗ cần vệ sinh, bảo quản kỹ lưỡng
- Dễ bị cong vênh, nứt vỡ nếu sử dụng không đúng cách
- Dễ bị ẩm mốc, có mùi hôi
- Không sử dụng được trong máy rửa bát
Xem thêm: Thớt gỗ loại nào tốt nhất: review nhanh các chất liệu thớt gỗ bền bỉ và an toàn nhất
Thớt tre
Thớt tre là một loại thớt được làm từ tre tự nhiên, thường được sử dụng trong nền ẩm thực các nước Đông Nam Á. Nhiều người thường lầm tưởng thớt làm từ tre cũng giống như các loại thớt làm từ gỗ tự nhiên. Tuy nhiên thớt tre được làm bằng cách ép các thân tre ở nhiệt độ và áp suất cao sau đó được phủ keo tạo thành khối chắc chắn. Vậy nên chọn thớt tre hay thớt gỗ, thớt tre có ưu điểm gì, có thực sự tốt?
Ưu điểm:
- Do đặc tính của tre, thớt tre thường khó bị mục mủn, ẩm mốc như thớt gỗ
- Thớt tre có độ bền khá cao, ít tạo mùn gỗ
- Thớt tre có bề mặt nhẵn bóng, dễ dàng vệ sinh hơn
- Trọng lượng thớt cũng nhẹ hơn so với thớt gỗ
- Đa dạng mẫu mã, đường vân đẹp mắt thích hợp cho việc trang trí món ăn
Nhược điểm:
- Do được làm từ các thân tre ép, thớt tre thường có độ cứng không cao, dễ bị nứt vỡ nếu dùng lực chặt quá mạnh hoặc sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, thớt tre phù hợp để thái cắt thực phẩm hoặc decor trang trí thực phẩm
- Trong quá trình sản xuất thớt tre được sử dụng các loại keo công nghiệp có chứa thành phần là formaldehyde (rất ít) dễ tác dụng với protein trong thực phẩm, lâu dài có thể gây hại tới sức khỏe. Vì vậy, để sử dụng thớt tre an toàn bạn nên rửa thật sạch và phơi trước khi sử dụng.
♦ Xem thêm: Thớt tre có tốt không: những ưu nhược điểm của thớt tre có thể bạn chưa biết
Thớt nhựa
Thớt nhựa là một trong các loại thớt nhà bếp được nhiều gia đình sử dụng nhất hiện nay. Các loại thớt nhựa thường được làm bằng các chất liệu nhựa công nghiệp như PP hoặc PE không gây độc hại với con người.
Ưu điểm:
- Giá thành khá rẻ, phù hợp với mức chi tiêu của đa số hộ gia đình
- Trọng lượng nhẹ, tính mềm dẻo cao, dễ dàng đàn hồi nên không làm hại lưỡi dao
- Không thấm nước nên hạn chế tình trạng bị nấm mốc thớt
- Đa dạng màu sắc, mẫu mã
- Thớt nhựa có thể tái chế
Nhược điểm:
- Mặc dù các chất liệu thớt nhựa thường không gây độc cho con người. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng thớt nhựa cũng dễ khiến thực phẩm nhiễm hạt vi nhựa, về lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe của gia đình.
- Thớt nhựa cũng dễ để lại các vết xước do dao thái cắt để lại. Các vết xước trên bề mặt thớt rất khó vệ sinh sạch sẽ khiến thớt dễ bị mốc đen gây mất thẩm mỹ cũng như dễ là nơi vi khuẩn, nấm mốc phát triển
- Thớt nhựa có thể sử dụng trong máy rửa chén, tuy nhiên không nên để chúng trong máy rửa chén trong giai đoạn sấy khô khiến thớt có thể bị cong
Thớt silicon kháng khuẩn
Thớt silicon kháng khuẩn cũng là một trong các loại thớt nhà bếp được nhiều người nội trợ sử dụng. Thớt silicon được làm từ vật liệu silicon (hay còn gọi là polysiloxan) – có khả năng chịu nhiệt tốt, bền và thân thiện với môi trường hơn nhựa, được ứng dụng vào trong lĩnh vực ẩm thực và phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây.
Ưu điểm:
- Bề mặt thớt silicon mềm dẻo hơn thớt nhựa sẽ làm hạn chế mòn dao, hại dao.
- Khả năng chống chầy xước, kháng khuẩn tốt hơn
- Vệ sinh, bảo quản thớt silicon dễ dàng hơn các loại thớt khác.
Nhược điểm:
- Thớt silicon thường mỏng nên phù hợp với thái cắt các thực phẩm rau củ mềm. Nếu sử dụng thớt silicon để chặt thực phẩm cứng thì dễ bị trầy thớt
- Thớt silicon thường bị bám mùi thực phẩm rất lâu, nên chỉ nên sử dụng để thái cắt rau củ, hoặc thực phẩm chín. Chế biến thực phẩm tươi sống bạn cần phải vệ sinh thật kỹ
- Mẫu mã thớt silicon thường không phù hợp để trang trí thực phẩm
- Một số sản phẩm thớt silicon mới mua thường có mùi khá khó chịu
Thớt inox
Thớt inox được ra đời từ khoảng những năm 1920 và được sản xuất để phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm. Thớt inox được ưa chuộng bởi tính năng chống khuẩn, dễ dàng vệ sinh và độ bền cao, giúp cho thớt có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn giữ được hình dáng và tính năng ban đầu của nó. Nếu bạn là người thường xuyên nấu nướng hoặc kinh doanh về ẩm thực thì thớt inox là lựa chọn tốt thay thế thớt gỗ.
Ưu điểm:
- Thớt inox có độ bền cao và khá dễ vệ sinh giúp duy trì vệ sinh tốt cho thớt.
- Thớt inox không thấm nước, nên khả năng ngăn vi khuẩn, nấm mốc tốt hơn so với các loại thớt gỗ
- Thớt inox có bề mặt phẳng, không bị trầy xước bởi dao nhọn, giúp cho việc cắt thực phẩm dễ dàng và chính xác.
Nhược điểm:
- Inox cũng là một chất dẫn nhiệt tương đối tốt, vì vậy thớt dễ bị nóng khi chế biến thực phẩm chín.
- Với độ bóng cao của bề mặt inox, chế biến thực phẩm có thể gây ra trầy xước trên bề mặt thớt nếu không sử dụng các loại dao phù hợp.
- Thớt inox cũng có khả năng phản chiếu ánh sáng mạnh, điều này có thể khiến việc chế biến thực phẩm ở môi trường ánh sáng mạnh trở nên khó khăn hơn.
- Thớt inox có bề mặt cứng dễ gây trơn trượt
- Dễ làm mẻ dao, cùn lưỡi dao
- Giá thành cao
Xem thêm: Thớt inox có tốt không, nên dùng thớt gỗ hay thớt inox?
Thớt thủy tinh
Mặc dù không thể phủ nhận thớt thủy tinh trông thẩm mỹ và gọn gàng, nhưng thớt thủy tinh vẫn là loại thớt ít được khuyên dùng nhất. Lý do đơn giản nhất là các loại dao nhà bếp không được chế tạo để có thể cắt, chặt trên kính cường lực. Bề mặt dễ trơn trượt cùng độ mỏng manh của thớt rất dễ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn khi chế biến thực phẩm.
Mặc dù thiếu các ứng dụng thực tế như một chiếc thớt, nhưng thớt thủy tinh vẫn là một lựa chọn tốt để trình bày thức ăn. Nếu sử dụng các loại thớt này để trang trí thực phẩm, bạn cũng nên cực kỳ cẩn thận.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm:
- Nặng, dễ trơn trượt, khó thái cắt
- Không phù hợp để chặt
- Thái cắt gây tiếng ồn lớn, khó chịu
- Dễ vỡ
Thớt đá
Thớt đá thường được làm bằng các loại đá tự nhiên như đá hoa cương, đá cẩm thạch, đá granite, đá vôi… Tùy thuộc vào loại đá mà thớt đá sẽ có màu sắc và độ cứng khác nhau. Thớt đá là một lựa chọn phổ biến và cao cấp trong các loại thớt vì tính độc đáo, bền bỉ và khả năng chống trầy xước tốt.
Tương tự như thớt thủy tinh, thớt đá cũng tương đối nặng dễ vỡ. Bề mặt thớt đá cũng khá cứng nên sẽ khiến lưỡi dao nhanh mòn hơn. Vì vậy, thớt đá thường để sử dụng để thái cắt hoặc trang trí thực phẩm sẽ phù hợp hơn.
Thớt vỏ trấu
Thớt vỏ trấu (hay còn gọi là thớt vỏ lúa) là một loại thớt được làm từ vỏ cám lúa, tức là phần vỏ bảo vệ cho hạt lúa mì, sau khi đã được tách ra trong quá trình sản xuất gạo.
Thớt vỏ trấu thường có màu nâu sáng, bề mặt hơi thô và có độ xùi nhẹ, tạo cảm giác cầm nắm chắc chắn hơn so với thớt nhựa hoặc thớt thủy tinh. Bề mặt của thớt vỏ trấu có tính chất chống dính, giúp cho việc cắt thực phẩm mềm dễ dàng hơn, đồng thời cũng dễ dàng vệ sinh và bảo quản. Tuy nhiên, thớt vỏ trấu lại khá dễ bị trầy xước và dễ bị biến dạng
Trên đây là so sánh của chúng tôi về ưu nhược điểm của các loại thớt có trên thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn thớt loại nào tốt phù hợp. Tuy nhiên với nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các loại thớt nhà bếp khác, thớt gỗ vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời của các đầu bếp. Với nhiều thiết kế độc đáo, bạn có thể tùy chọn các mẫu thớt gỗ phù hợp với nhu cầu chế biến hoặc trang trí thực phẩm.
Đọc Thêm
Kiến thức gỗ
Gỗ mun hoa: những đặc điểm có thể bạn chưa biết
Kiến thức gỗ
Gỗ mun đuôi công là gỗ gì – tìm hiểu đặc điểm, ưu nhược điểm của gỗ mun đuôi công
Kiến thức gỗ
Khám phá 10 loại gỗ mun quý hiếm nhất thế giới, bật mí loại đắt giá nhất
Kiến thức gỗ
Gỗ mun sừng: 6 đặc điểm có thể bạn chưa biết về gỗ mun sừng!
Kiến thức gỗ
Gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi): Gỗ tạp mang mác mun sừng?
Kiến thức gỗ
Gỗ mun sọc: Khám phá loại gỗ đặc hữu quý hiếm tại Việt Nam