Bỏ túi 4 cách làm sạch thớt gỗ bị mốc, loại bỏ mùi hôi đơn giản tại nhà

Thớt gỗ là vật dụng phổ biến và không thể thiếu trong gian bếp, nhưng khi không được bảo quản và vệ sinh đúng cách, thớt gỗ rất dễ bị ẩm mốc, hôi hám. Nấm mốc không chỉ khiến những chiếc thớt gỗ có mùi hôi, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khi chế biến thực phẩm. Làm sạch thớt gỗ bị mốc là việc cần thiết để bảo đảm vệ sinh an toàn cho thực phẩm và sức khỏe của mọi người trong gia đình bạn.
Vậy làm thế nào để làm sạch và vệ sinh thớt gỗ bị mốc? Hãy cùng Đông Á Decor bỏ túi ngay một số cách đơn giản để làm sạch thớt gỗ bị mốc sau đây.

Nội dung bài viết

    Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng muối ăn và chanh

    Muối ăn là loại hóa chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và khử trùng nên thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt của thực phẩm hoặc vật dụng. Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng muối ăn là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất tại nhà.

    Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng muối và chanh
    Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng muối và chanh

    Cách thực hiện như sau:

    • Bước 1: Rắc 2-3 thìa cafe muối thô lên bề mặt thớt gỗ
    • Bước 2: Chà xát thật kỹ bề mặt thớt gỗ với muối và để nguyên trong 15 phút
    • Bước 3: Chà xát bề mặt thớt với nửa quả chanh
    • Bước 4: Rửa sạch thớt với nước ấm, sử dụng bàn chải cứng để chà sạch bề mặt. Rửa lại bằng nước sạch và lau khô thớt

    Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng baking soda

    Nếu bề mặt thớt bị mốc sâu dưới các vết dao cắt, hãy thử làm sạch bằng baking soda và chanh. Hỗn hợp này sẽ giúp làm sạch các vết mốc đen hiệu quả mà còn làm mài mòn các vết dao cắt, hạn chế tình trang mốc trở lại.

    Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng baking soda và chanh
    Khử mốc và mùi hôi khó chịu đơn giản bằng baking soda và chanh

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch thớt bằng nước ấm
    • Bước 2: Tạo hỗn hợp sệt với baking soda và nước rồi phết lên thớt và để nguyên trong 15-20 phút
    • Bước 3: Dùng một miếng vải mềm hoặc miếng chanh chà xát thật sạch bề mặt thớt.
    • Bước 3: Rửa sạch thớt bằng nước nóng và lau thật khô

    Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng giấm trắng và baking soda

    Nếu thớt gỗ của bạn vừa bị mốc vừa có mùi hôi khó chịu, hãy thử làm sạch với giấm trắng và baking soda. Với đặc tính axit, giấm có thể loại trừ phần lớn các vi khuẩn có hại, đồng thời ngăn chặn nấm mốc phát triển thêm, trong khi bột baking soda có thể loại bỏ các vết bẩn sâu trong các vết cắt trên bề mặt thớt.

    Làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng giấm ăn
    Giấm ăn giúp làm sạch thớt gỗ bị mốc và loại bỏ mùi hôi dễ dàng

    Cách thực hiện như sau:

    • Bước 1: Rửa sạch thớt với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhớt
    • Bước 2: Xịt một ít giấm lên bề mặt thớt hoặc dùng một tấm vải nhúng giấm lau sạch sẽ bề mặt thớt
    • Bước 2: Rắc bột baking soda lên bề mặt và chà sạch
    • Bước 4: Rửa sạch thớt bằng nước ấm và lau khô

    Lưu ý do đặc tính axit của giấm, cách làm này khiến bề mặt thớt gỗ dễ bị xỉn màu hoặc làm mủn bề mặt thớt nếu chất liệu thớt gỗ không đủ tốt.

    Làm sách thớt gỗ bị mốc bằng dung dịch tẩy trắng

    Nếu chiếc thớt của bạn bị tình trạng mốc nặng, thử làm sạch bằng các phương pháp trên không hiệu quả hãy thử làm sạch chúng bằng dung dịch tẩy trắng. Cách thực hiện này vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh và cũng được Bộ Y Tế khuyến nghị thực hiện. Dung dịch tẩy trắng bạn nên sử dụng là loại thuốc tẩy trắng clo.

    • Bước 1: Pha loãng 1-2 thìa cafe thuốc tẩy clo với một lít nước.
    • Bước 2: Ngâm toàn bộ thớt vào trong dung dịch thuốc tẩy và để yên trong vài phút. Nhẹ nhàng chà rửa khu vực bị nấm mốc
    • Bước 3: Hoà một chút muối ăn và nước chanh để rửa lại, khử mùi clo và mài mòn các vết dao trên bề mặt thớt
    • Bước 3: Rửa sạch toàn bộ bằng nước ấm và phơi thật khô.

    Một số lưu ý hạn chế thớt bị nấm mốc trở lại

    Mặc dù đã được xử lý mốc, nhưng tình trạng mốc đen vẫn có thể xuất hiện lại trên bề mặt thớt nếu không được bảo quản, vệ sinh cẩn thận.

    Lưu ý bảo quản thớt tránh bị mốc
    Lưu ý bảo quản thớt tránh bị mốc
    • Khoảng 30 ngày một lần, hãy bôi dầu khoáng (đảm bảo là loại được dùng cho thực phẩm) lên bề mặt của thớt.
    • Vệ sinh thớt ngay sau khi sử dụng
    • Không ngâm thớt trong nước, khiến thớt bị ngấm nước dễ bị mốc hơn
    • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh
    • Hạn chế phơi dưới nắng, sử dụng thớt trong lò vi sóng khiến thớt dễ bị nứt, cong vênh
    • Đối với thớt mới, lựa chọn chất liệu thớt gỗ tốt chuyên dụng cho thái chặt, giúp hạn chế tạo vết dao cắt trên bề mặt thớt

    Tìm hiểu thêm: Thớt gỗ loại nào tốt nhất, tìm hiểu ngay 4 chất liệu gỗ tốt nhất dùng trong nhà bếp

    Khi nào bạn nên thay một chiếc thớt mới

    Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, nếu chiếc thớt của gia đình bạn đã quá mòn, cong vênh hoặc có các rãnh khó làm sạch thì nên vứt bỏ càng sớm càng tốt, kể cả chúng được làm từ chất liệu silicon, nhựa hay gỗ tre. Bạn cũng nên chú ý đến những chiếc thớt gỗ ghép được làm bằng nhiều lớp gỗ, bởi độ bền của các loại thớt gỗ ghép đều không được cao. Nếu các lớp hoặc đường nối bắt đầu tách ra, vi khuẩn và nấm mốc có thể dễ dàng tích tụ trong các vết nứt đó.

    Nguồn tham khảo: VnExpress

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *